Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

Thủ tục hành chính Lĩnh vực môi trường  
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức/cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
 Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả nhận và kiểm tra thành phần Hồ sơ (nếu Hồ sơ đủ thành phần thì tiếp nhận, chưa đủ hướng dẫn bổ sung Hồ sơ)
Buớc 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả báo cáo Lãnh đạo Sở và chuyển Hồ sơ về Chi cục Bảo vệ môi trường
Bước 3: Chi cục Bảo vệ môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong quá trình thẩm định (trong trường hợp cần thiết), cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động: kiểm tra, khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia liên quan; tổ chức họp chuyên gia theo chuyên đề. Thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả để thông báo cho chủ dự án.
Bước 4: Chi cục bảo vệ môi trường tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án hoàn thiện sau thẩm định
Bước 5:  Chi cục Bảo vệ môi trường tham mưu và trình ký QĐ phê duyệt
Bước 6: Chi cục BVMT trả kết quả về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết.
Bước 7: Tổ chức/cá nhân nhận Quyết định Phê duyệt và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được xác nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần 
- 01 văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo ĐTM.
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương.
- 07 bộ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (Trường hợp số lượng thành viên Hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 (bảy) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường).
* Số lượng: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc
Trong đó:
+ Thời hạn thẩm định là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
+ Thời hạn phê duyệt là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đã được hoàn thiện theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chỉnh sửa, bổ sung, trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định (thời gian hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời gian thẩm định), chủ dự án phải hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - Khoản 10, Điều 14, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019
- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: 
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp: Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành của tỉnh, các tổ chức dịch vụ thẩm định (nếu có).
- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính; Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được xác nhận
- Phí, lệ phí (nếu có): Phí thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thu theo Nghị Quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam và Quyết định số 67/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định mức thu, quản lý, sử dụng các loại phí và lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam, gồm:
+ Nhóm 1: Nhóm dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường:
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 6,5 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 12 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 14 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 17 triệu đồng.
+ Nhóm 2: Dự án công trình dân dụng
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 6,9 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 8,5 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 15 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 16 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 25 triệu đồng.
+ Nhóm 3: Dự án hạ tầng kỹ thuật
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 7,5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 9,5 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 17 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 25 triệu đồng.
+ Nhóm 4: Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 7,8 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 9,5 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 17 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 24 triệu đồng.
+ Nhóm 5: Dự án giao thông
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 8,1 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 10 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 18 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 20 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 25 triệu đồng.
+ Nhóm 6: Dự án công nghiệp
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 8,4 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 10,5 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 19 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 20 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 26 triệu đồng.
+ Nhóm 7: Dự án khác (không thuộc từ nhóm 1-6)
Dự án có tổng mức đầu tư: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, mức thu 5 triệu đồng; từ trên 50 tỷ đến dưới và bằng 100 tỷ đồng, mức thu 6 triệu đồng; từ trên 100 tỷ đến dưới và bằng 200 tỷ đồng, mức thu 10,8 triệu đồng; từ trên 200 tỷ đến dưới và bằng 500 tỷ đồng, mức thu 12 triệu đồng; trên 500 tỷ đồng, mức thu 15,6 triệu đồng.
* Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lần đầu.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM
- Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa; Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo;
+ Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện báo cáo theo đúng cấu trúc và nội dung quy định tại mẫu số 4b, Phụ lục VI, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:
+) Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
+) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đã được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo hoặc đóng dấu giáp lai báo cáo kể cả phụ lục (trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại mẫu số 04 Phụ lục VI, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019) với số lượng năm (05) báo cáo kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục).
Lưu ý:
* Đối với các dự án đầu tư xây dựng vào cụm công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
* Phụ lục kèm theo báo cáo ĐTM gồm:
*) Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án; các phiếu kết quả phân tích môi trường nền đã thực hiện; bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng; bản sao các văn bản tham vấn thông qua hội thảo, tọa đàm (nếu có); bản sao các văn bản nhận xét của tổ chức chuyên môn có liên quan về tính chuẩn xác của mô hình (nếu có); các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có).
*) Đối với dự án khai thác khoáng sản phải có thêm các bản vẽ sau đây: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
*) Thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xử lý chất thải (đối với các dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước); công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có).
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị Quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Quy định Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
 
 
 
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
(Ban hành kèm theo mẫu số 05 Phụ lục VI, Mục I - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường)
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
V/v thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2)
(Địa danh), ngày … tháng … năm ……
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án (2) thuộc mục số …, cột 3 Phụ lục II Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số       /2019/NĐ-CP ngày .... tháng .... năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
(2) do... phê duyệt; địa điểm thực hiện (2): …………………………………
Địa chỉ liên hệ của (1): ……………………………………………………
Điện thoại: ………; Fax: …………………..; E-mail: ……………………
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của (2);
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của (2).
 Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
 
Ghi chú:
(1) Chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án
Tin liên quan