You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.
Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Turn off Animations
Turn on Animations
Error loading navigation: The Managed Navigation term set is improperly attached to the site.
Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.
Sở tài nguyên và môi trường
Toggle navigation
Trang chủ
Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
Tổ chức bộ máy
Ban Lãnh đạo Sở
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở TN&MT
Liên hệ làm việc tại Khu A
Liên hệ làm việc tại Khu B
Người phát ngôn cung cấp thông tin
Chức năng,nhiệm vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường
Các đơn vị khối Quản lý nhà nước
Các đơn vị khối Sự nghiệp
Tiềm năng, thế mạnh của ngành
Những thành tựu nổi bật
Danh bạ thư điện tử
Tin tức
Đảng - Đoàn thể
Quản lý đất đai
Địa chất - Khoáng sản
Đo đạc - Bản đồ
Khoa học - Công nghệ
Khí tượng - Thủy văn
Môi trường
Tài nguyên nước
Thanh tra - Pháp chế
Thủ tục hành chính và Dịch vụ Công
Thông tin
Đề án 06/CP
Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách về TN&MT
Chương trình NCKH, Đề tài, đề án và nhiệm vụ KH,...
Thông tin thời tiết Hà Nam
Thanh Tra - Kiểm tra
Lĩnh vực QLNN về Đất đai
Lĩnh vực QLNN về Khoáng Sản
Lĩnh vực QLNN về Môi trường
Công khai về các giao dịch QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
Tham vấn trong thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chỉ đạo điều hành
Ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức cá nhân theo qui đinh
Thông tin Khen thưởng và Xử phạt liên quan đến TN&MT
Thông tin Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất
Thông tin tuyên truyền phổ biến
Chuyển đổi Số ngành TN&MT
Thông tin về Hủy, Thu hồi GCNQSDĐ
Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công
Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
Dịch vụ Công
Thủ tục hành Chính
Dịch vụ công trực tuyến
Công khai thông tin
Công khai Hồ sơ trễ hẹn khi giải quyết TTHC
Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai
Công khai Dự toán ngân sách
Công khai Quyết toán ngân sách
Văn bản
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản QPPL ngành TN&MT Hà Nam
Ý kiến góp ý của nhân dân vào dự thảo văn bản
Dự án VILG
Giới thiệu về Dự án
Tin tức về Dự án
Tài liệu của Dự án
Công tác Đấu thầu
Danh bạ
Thông tin liên hệ về dự án
Tiếp nhận và TBKQ xử lý khiếu nại
Diễn đàn trao đổi
Thống kê
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.
Thủ tục hành chính
Lĩnh vực khoáng sản
Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
- Trình tự thực hiện
Page Content
-
Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ:
+ Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ,nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam
(tại b
ộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường)
. Địa chỉ: số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý; qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
+ Trường hợp nộp trực tuyến, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được Scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký trên chuyên trang
Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến
:
http://motcua.hanam.gov.vn
. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (kèm theo mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Phòng Khoáng sản
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Khoáng sản của sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ theo đúng thời hạn quy định.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ đã thẩm định kèm theo
(tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường)
đến bộ phận tiếp nhận trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh để chuyển hồ sơ về các phòng chuyên môn của Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra trình UBND tỉnh ra Quyết định.
Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả:
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả hồ sơ giải quyết đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
+ Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
+ Trường hợp nộp trực tuyến: Tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với các giấy tờ có liên quan đã nộp trực tuyến.
-
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
*
Thành phần hồ sơ
- Bản chính:
Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm trả lại giấy phép; Đề án đóng cửa mỏ.
-
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
:
Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ: Lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra (quy định tại các điểm b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản) tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
*
Số lượng hồ sơ:
02
bộ.
-
Thời hạn giải quyết
không quá 8 ngày làm việc (
UBND tỉnh 01 ngày; sở TN&MT 7 ngày)
+ Tiếp nhận hồ sơ:
không quá
02
ngày làm việc
+
Thẩm định hồ sơ: không quá
03
ngày làm việc
+
Trình hồ sơ, đề nghị
cấp phép
: không quá 0
1
ngày làm việc
+
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định
cho phép Trả lại
hoặc không
cho phép trả lại
: không quá 0
1
ngày làm việc
+
Trả kết quả thủ tục hành chính: không quá 0
1
ngày làm việc
-
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân.
-
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhan dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Không.
- Cơ quan phối hợp: Cục thuế tỉnh
-
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cho phép trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
-
Phí, lệ phí:
Không.
-
Tên mẫu đơn:
- Mẫu số 15: Đơn đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016).
- Mẫu số 36: Báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016).
- Mẫu số 02: Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016).
-
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
: Không.
-
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
:
- Luật khoáng sản 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/ 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ……………….
(Tên tổ chức, cá nhân) ...............................................................................
Trụ sở tại: ..................................................................................................
Điện thoại:…………………………….., Fax..............................................
Đề nghị được trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số……. ngày.... tháng….. năm…… do Ủy ban nhân dân tỉnh.......... ... cấp tại mỏ (tên mỏ) ……. thuộc xã ……. huyện ….. tỉnh ……..
Lý do đề nghị trả lại:..................................................................................
..................................................................................................................
(Tên tổ chức, cá nhân)……………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 36
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số ……/……..
Địa danh, ngày.... tháng.... năm ....
BÁO CÁO (ĐỊNH KỲ)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
NĂM
Kính gửi: ………………..
I. Phần chung
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác: …………………………..;
2. Loại hình doanh nghiệp:……………….. (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp khác...);
Đăng ký doanh nghiệp số... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh........ …….. cấp lần đầu ngày... tháng... năm.... (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp số …. ngày ….. tháng ….. năm …. của ……..).
3. Địa chỉ: ………………; Điện thoại: …………; Fax: …………….;
4. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên………………………….;
- Năm sinh………………………….;
- Trình độ chuyên môn………………..
II. Kết quả hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ ngày.... tháng.... năm…… đến ngày tháng.... năm....
II.1. Giấy phép khai thác khoáng sản số:……. ngày... tháng.... năm………..
A. Thông tin về giấy phép khai thác khoáng sản
1. Loại khoáng sản được phép khai thác………………………..;
2. Cơ quan cấp phép………………………….;
3. Diện tích khu vực khai thác:……………..(m
2
, ha, km
2
);
4. Phương pháp khai thác:…………………… (lộ thiên, hầm lò);
5. Độ cao khai thác: từ ………………m, đến ………………m;
6. Trữ lượng được phép khai thác:
- Trữ lượng địa chất ……….(tấn, m
3
),
- Trữ lượng khai thác ………(tấn, m
3
);
7. Công suất được phép khai thác: ………… (tấn/năm, m
3
/năm, m
3
/ngày, đêm);
8. Thời hạn giấy phép: .... (tháng, năm);
9. Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hoặc tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản)……… (VND);
Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản số…… ngày... tháng....năm... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh...........
10. Vị trí mỏ: thôn………., xã………, huyện………, tỉnh……….;
B. Hoạt động khai thác khoáng sản
11. Tổng vốn đầu tư:…………………(VND);
12. Tổng tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ……….(VND).
13. Sản lượng khai thác khoáng sản theo thực tế trong năm báo cáo tính đến 31/12: …….(tấn, m
3
);
14. Giá thành khai thác trung bình trong năm: ………..(VND/tấn, m
3
);
15. Hệ số tổn thất trong khai thác: thiết kế/thực tế: …………….;
16. Hoạt động tuyển, phân loại, làm giàu:
- Khối lượng, hàm lượng khoáng sản nguyên khai đưa vào chế biến: …………. (tấn, m
3
);
- Khối lượng, hàm lượng khoáng sản sau chế biến: …………. (tấn, m
3
);
- Khối lượng sản phẩm phụ thu hồi được: ……….. (tấn, m
3
);
17. Khối lượng khoáng sản đã xuất khẩu (nếu có): ………. (tấn, m
3
);
18. Tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ trong năm: …… (tấn, m
3
);
19. Tổng doanh thu: …………… (VND);
20. Nộp ngân sách Nhà nước: ………….. (VND);
Trong đó: - Thuế Tài nguyên: ………….. (VND);
- Thuế xuất khẩu khoáng sản ………… (VND);
- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (VND).
- Khác (nếu có): ......
21. Tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản...(VND).
22. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản: ………….. (VND);
C. Tình hình thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng nơi khai thác
23. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản…………;
24. Số lao động sử dụng (ghi rõ số lao động là người địa phương tại xã nơi có hoạt động khai thác khoáng sản) và thu nhập bình quân/năm…………;
25. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu cống...)……….;
26. Xây dựng công trình công cộng (trường học, nhà trẻ……)……..;
27. Bảo vệ môi trường trong khai thác/phục hồi môi trường sau khai thác...
D. Đánh giá chung
Đánh giá chung về việc áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác trong thực tế. Đánh giá về những biến động về chất lượng, trữ lượng khoáng sản thực tế trong năm báo cáo so với tài liệu địa chất đã được duyệt. Nếu có biến động (tăng/giảm) trữ lượng, thay đổi chất lượng phát hiện trong quá trình khai thác cần lập thành báo cáo với các tài liệu, bảng biểu kèm theo chứng minh cho các nhận định.
II.2. Giấy phép khai thác khoáng sản số:...ngày...tháng....năm...(nếu có)
(Nội dung báo cáo như Mục 1 nêu trên)……….
III. Đề xuất, kiến nghị
................................................................................................................................
Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi chú: Tổ chức, cá nhân có từ một (01) giấy phép khai thác trở lên chỉ lập một (01) báo cáo này; trong đó, Mục I và Mục III là phần báo cáo chung; Mục II báo cáo riêng cho từng giấy phép)
Mẫu số 02
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)
ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
Địa danh, Năm 20...
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)
ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Chức danh)
Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (nếu có)
(Chức danh)
Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)
Địa danh, Năm 20…
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở để lập đề án đóng cửa mỏ……..:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản có liên quan;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số…..;
- Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ…. được phê duyệt tại Quyết định số….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của....;
- Thiết kế mỏ……được phê duyệt tại Quyết định số…….ngày tháng năm 20….của....;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM)/Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác mỏ…….được phê duyệt/xác nhận tại Văn bản số…..ngày ….. tháng ….. năm ….. của……;
- Các báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản năm…….(có phụ lục liệt kê kèm theo);
- Tập hợp bình đồ, mặt cắt hiện trạng được lập theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản hàng năm……(có phụ lục liệt kê kèm theo);
- Các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh (nơi khai thác khoáng sản) về định mức, đơn giá công trình xây dựng, đơn giá trồng cây.
2. Mục đích, nhiệm vụ công tác đóng cửa mỏ
2.1. Mục đích
Nêu mục đích của việc lập đề án đóng cửa mỏ (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác hay đóng cửa toàn bộ khu vực khai thác), trong đó làm rõ:
Đóng cửa mỏ để đưa mỏ trở lại trạng thái an toàn (như: Bạt độ dốc bờ mỏ kết thúc, sườn tầng kết thúc khai thác... đối với khai thác lộ thiên; hay phá hỏa toàn phần hoặc đưa vật liệu chèn lấp từ mặt đất xuống khu vực kết thúc khai thác, xử lý các đường lò thông gió, đường lò vận chuyển..., đối với trường hợp khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò); đóng cửa mỏ để bảo vệ do chưa khai thác hết trữ lượng trong khu vực đã cấp phép hay mục đích của việc lập Đề án là để thanh lý toàn bộ trữ lượng đã cấp phép?
2.2. Nhiệm vụ
Nêu khái quát và liệt kê các nội dung nhiệm vụ mà công tác đóng cửa mỏ phải đạt được theo mục đích nêu trên, trong đó làm rõ:
- Tổng hợp, thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại (nếu có) tính đến thời điểm lập đề án dựa trên tập hợp tài liệu công tác lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng và thống kê, kiểm kê trữ lượng từ khi xây dựng cơ bản mỏ đến khi lập đề án;
- Xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác theo đề án/dự án/phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản...đã được phê duyệt; hiện trạng khu vực khai thác (các moong/lò khai thác), các công trình phụ trợ trên mặt mỏ làm cơ sở xác định các hạng mục công việc, khối lượng công trình đóng cửa mỏ; công tác hoàn trả kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã ký quỹ trước đó;
- Tính toán, xác định cụ thể từng hạng mục, công trình; khối lượng của từng hạng mục, công trình đóng cửa mỏ; thời gian thực hiện; kinh phí thực hiện; các giải pháp cụ thể cần thực hiện trong quá trình thực hiện đề án.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN
1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên khu vực đóng cửa mỏ
Mô tả vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; đặc điểm địa hình…., điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
2. Lịch sử khai thác mỏ
Nêu khái quát quá trình khai thác từ khi có Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ, kể cả lịch sử khai thác trước khi có Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐÓNG CỬA MỎ
1. Tình hình tổ chức khai thác khoáng sản
Mô tả quá trình tổ chức khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó làm rõ một số nội dung sau:
1.1. Các thông tin cơ bản của dự án đầu tư công trình khai thác mỏ
Nêu rõ các thông tin khu vực khai thác (tọa độ, diện tích, độ sâu, trữ lượng địa chất, trữ lượng huy động vào khai thác v.v...); các thông số hệ thống khai thác đã được tính toán, lựa chọn theo nội dung của dự án đầu tư.
1.2. Các thông số cơ bản của thiết kế khai thác mỏ
Nêu rõ các thông số của khu vực khai thác tương tự như nội dung mục 1.1. Ngoài ra, nêu rõ có sự sai khác, lý do của sự sai khác về trữ lượng huy động vào thiết kế, các thông số kỹ thuật như đã nêu trên giữa dự án đầu tư và thiết kế mỏ theo nội dung của thiết kế khai thác đã phê duyệt.
1.3. Kết quả tổ chức khai thác trong thực tế
Nêu rõ quá trình tổ chức khai thác theo dự án đầu tư và thiết kế mỏ đã được phê duyệt, những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác về điều kiện địa chất-mỏ, thay đổi về trữ lượng (tăng/giảm) lý do; những nội dung thay đổi so với thiết kế (nếu có) về công nghệ khai thác, thiết bị khai thác chính v.v... trong đó, làm rõ một số thông tin sau:
- Nêu khái quát về khu mỏ: tiến độ và khối lượng khai thác theo từng năm và toàn bộ thời gian khai thác, trữ lượng và tuổi thọ mỏ, chế độ;
- Thống kê chi tiết khối lượng mỏ đã thực hiện (bao gồm cả khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, đất đá bóc, đất đá thải ...) theo từng năm từ khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm đóng cửa mỏ; đặc biệt cần làm rõ hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản thực tế hàng năm, sự (tăng/giảm) của hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản so với dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã duyệt. Trường hợp có sự sai khác (tăng/giảm) trữ lượng khai thác thực tế và trữ lượng khoáng sản huy động vào thiết kế phải nêu rõ nguyên nhân; kèm theo các tài liệu chứng minh số liệu đã nêu;
- Nêu phương pháp khai thác, quy trình khai thác, công nghệ sử dụng trong khai thác. Trình tự và hệ thống khai thác, các thông số của hệ thống khai thác; công tác vận tải trong và ngoài mỏ; thông tin về hệ thống bãi thải của mỏ (nếu có) về vị trí, dung tích, tổng khối lượng đất đá thải v.v....;
- Nêu quá trình tổ chức xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, các công việc phục hồi môi trường từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết/Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá về quá trình tổ chức khai thác.
2. Hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ
Nêu hiện trạng về các công trình khai thác khoáng sản, bao gồm: Khu vực khai trường, khu vực sàng, tuyển, chế biến (nếu có), bãi thải, sân công nghiệp và phụ trợ...; các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường trong quá trình khai thác, cụ thể:
- Mô tả hiện trạng cấu tạo địa chất, mực nước ngầm tại khu vực dự kiến sẽ đóng cửa mỏ. Đánh giá, dự báo khả năng sụt lún, trượt lở, nứt gãy tầng địa chất, hạ thấp mực nước ngầm, nước mặt, sông, hồ; sự cố môi trường... trong quá trình khai thác;
- Trữ lượng khoáng sản được duyệt; trữ lượng khoáng sản được huy động vào thiết kế để khai thác, trữ lượng thực tế đã khai thác, tỷ lệ tổn thất, làm nghèo khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ; tổng khối lượng đất đá thải và hiện trạng các bãi thải tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (nếu có);
- Nêu đặc điểm hình, địa mạo của khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;
- Hiện trạng khu vực dự kiến đóng cửa mỏ tại thời điểm lập đề án: Số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ;
- Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường, công tác cải tạo, phục hồi môi trường của dự án khai thác khoáng sản từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã duyệt.
3. Lý do đóng cửa mỏ (làm rõ các trường hợp sau):
- Đóng cửa toàn bộ hoặc một phần diện tích mỏ được cấp phép để thanh lý do đã khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong diện tích được cấp phép;
- Đóng cửa để bảo vệ mỏ do chưa khai thác hoặc đã khai thác được một phần trữ lượng khoáng sản được cấp phép; lý do (do khai thác không hiệu quả, do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật về khoáng sản hoặc pháp luật có liên quan...).
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÓNG CỬA MỎ
1. Phương án đóng cửa mỏ
Căn cứ vào hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ, phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân đề xuất phương án đóng cửa mỏ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi trường của địa phương; đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng và các quy định khác có liên quan.
Trường hợp phương án cải tạo, phục hồi môi trường đề xuất trong đề án đóng cửa mỏ khác với phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt thì phải giải trình, làm rõ lý do thay đổi.
2. Khối lượng đóng cửa mỏ
Trên cơ sở phương án đóng cửa mỏ đã lựa chọn, tính toán cụ thể.
- Dạng, khối lượng công việc và các biện pháp thực hiện công tác đóng cửa mỏ, làm rõ các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (nếu có).
- Khối lượng công việc phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sau khi đóng cửa mỏ và bảng thống kê kèm theo.
- Giải pháp, khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung đã được duyệt; giải pháp, khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường thay đổi so với phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt phù hợp với hiện trạng của mỏ tại thời điểm lập đề án.
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cần huy động để thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ.
- Rà soát, điều chỉnh các vị trí giám sát, các nội dung giám sát môi trường (đã được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường) trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
III. Tiến độ thực hiện
- Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể.
- Xác định tổng thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
- Đề xuất cơ quan tiếp nhận, quản lý, sử dụng các công trình mỏ, công trình bảo vệ môi trường sau khi có quyết định đóng cửa mỏ.
CHƯƠNG IV
DỰ TOÁN KINH PHÍ
Chi phí đóng cửa mỏ và cơ sở đảm bảo cho nguồn kinh phí đó, kể cả những khoản bồi thường thiệt hại do việc đóng cửa mỏ gây ra (lưu ý: tách riêng dự toán kinh phí để thực hiện các hạng mục công trình tại thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ và chi phí đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường cho các hạng mục công trình theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt).
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THI CÔNG
Trên cơ sở khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đã tính toán đưa ra phương án tổ chức thi công đề án. Do tổ chức, cá nhân khai thác tự thực hiện hay thuê tổ chức, cá nhân khác? Cách thức tổ chức thực hiện cụ thể.
KẾT LUẬN
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ.
- Các yêu cầu, kiến nghị khác (nếu có).
PHẦN PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ:
TT
Tên bản vẽ
1
Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ. Tỷ lệ 1:1.000 - 1:2.000
2
Bản đồ địa hình khu vực mỏ tại thời điểm được cấp phép khai thác
3
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác theo Dự án đầu tư
4
Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (thể hiện rõ các công trình khai thác mỏ và các công trình phụ trợ: nhà cửa, đường xá, cầu cống v.v..)
5
Bản đồ kết thúc khai thác mỏ theo Thiết kế mỏ
6
Các bản vẽ mặt cắt địa chất đặc trưng khu vực đóng cửa mỏ
7
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình đóng cửa mỏ, bãi thải
8
Sơ đồ vị trí lấy mẫu đáy moong kết thúc khai thác, hoặc tại các đường lò chợ v.v... (nếu có).
9
Bản đồ tổng thể khu vực sau khi thực hiện Đề án đóng cửa mỏ và thể hiện Bản đồ trên không gian ba chiều (3D)
...
Các bản vẽ khác (nếu có theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường)
2. Phụ lục các hồ sơ, tài liệu liên quan:
- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường; Giấy phép khai thác khoáng sản; Phương án/cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế cơ sở; quyết định phê duyệt Thiết kế mỏ;
- Quyết định giao đất, Hợp đồng thuê đất;
- Bản đồ ba chiều (3D) hoàn thổ không gian đã khai thác đối với trường hợp Phương án/Dự án/Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Đơn giá, định mức của các bộ, ngành tương ứng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có);
- Toàn bộ bản vẽ bình đồ, mặt cắt hiện trạng kết thúc các năm khai thác kèm theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản;
- Tài liệu phân tích mẫu khoáng sản, đất đá (nếu có) tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;
- Các số liệu liên quan đến chất lượng (hàm lượng, thành phần khoáng vật, hóa học, cơ lý v.v..) của khoáng sản tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ (moong khai thác, đường lò chợ...) kèm theo là bản đồ thể hiện vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu.
- Các bảng biểu, tài liệu kèm theo như đã nêu trong các chương.
Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam
07/09/2020
Tin liên quan
Đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình
(07/09/2020)
Điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
(07/09/2020)
Cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình.
(07/09/2020)
Đấu giá quyền khai thác KS ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(07/09/2020)
Đóng cửa mỏ khoáng sản
(07/09/2020)
Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
(07/09/2020)
Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
(07/09/2020)
Liên kết websites
1. Trung ương
Văn bản QPPL Chính Phủ
Thư viện video
Trailer_CDS
Trailer_CDS
HuongDanTraCuu
HuongDanNopHoSo
HDSD_DangKyTaiKhoanDVCQG
Bình chọn
38
người đã bình chọn
×
Lượt truy cập
Đang truy cập:
1
Hôm nay:
0
Tổng số truy cập:
0