Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khoa học và công nghệ là cơ sở quan trọng đưa ra những sáng kiến, sáng tạo phục vụ đất nước

Tin tức - Sự kiện Khoa học - Công nghệ  
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khoa học và công nghệ là cơ sở quan trọng đưa ra những sáng kiến, sáng tạo phục vụ đất nước
Đó là kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp ngày 21/03 về phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác khoa học và công nghệ trong thời gian tới. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân dự và chủ trì cuộc họp.
<a href="http://tnmthanam.gov.vn/index.php/vi/news/Khoa-hoc-Cong-nghe/Bo-truong-Tran-Hong-Ha-Khoa-hoc-va-cong-nghe-la-co-so-quan-trong-dua-ra-nhung-sang-kien-sang-tao-phuc-vu-dat-nuoc-2461/"> Xem tiếp  </a>

Khoa học và công nghệ góp phần phát triển, hiện đại hoá ngành tài nguyên và môi trường

Các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm 08 Viện và 02 Trường Đại học. Trong đó, Vụ Khoa học và Công nghệ là đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ  khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai 8 lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên ngành và được tổ chức thành 8 Chương trình cấp Bộ (gồm: quản lý đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, đo đạc bản đồ và viễn thám) và 01 Chương trình trọng điểm quốc gia “Chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020". Trong giai đoạn 2015 - 2017, các hoạt động  khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đạ những thành tựu, kết quả đáng ghi nhận trong từng lĩnh vực.

New Picture (20).png

​Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu trong cuộc họp kế hoạch công tác khoa học và công nghệ năm 2018

Trong lĩnh vực đất đai, các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở đã được ứng dụng để triển khai các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương; phục vụ xây dựng các quy định kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cho công tác thi công, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn việc lồng ghép các chỉ tiêu môi trường trong quy hoạch sử dụng đất và cách thức xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất lồng ghép chỉ tiêu môi trường; đề xuất được các giải pháp chung cho công tác quản lý về đất đai đối với công tác dồn điền đổi thửa...

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước thì với kết quả nghiên cứu của lĩnh vực đã được ứng dụng để xây dựng và ban hành Nghị định quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thí điểm hệ thống giám sát tài nguyên nước cho lưu vực sông Hương (đề tài được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng trong các hoạt động kiểm soát các công trình khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông trong mùa cạn và hoạt động kiểm soát chất lượng nguồn nước trên lưu vực sông); quy trình xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước phục vụ điều hành, điều phối trên lưu vực sông và phục vụ triển khai dự án đầu tư “Xây dựng Hệ thống quan trắc giám sát nguồn nước xuyên biên giới" và dự án “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công"...

Với lĩnh vực địa chất và khoáng sản, theo báo cáo, kết quả nghiên cứu của lĩnh vực được các đơn vị thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ứng dụng trong quản lý và điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản có hiệu quả như: Ứng dụng hệ phương pháp điều tra, thăm dò và các diện tích có triển vọng về quặng đất hiếm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam; phục vụ cho công tác quy hoạch khoáng sản đất hiếm ở khu vực Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung; xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam và các nhiệm vụ thành lập bản đồ môi trường phóng xạ theo tỷ lệ khác nhau; định hướng cho công tác tìm kiếm, thăm dò khoáng sản; giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở đào tạo; trao đổi khoa học quốc tế và các dạng công việc khác cần đến bản đồ địa chất; ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thám trong nghiên cứu cấu trúc địa chất của đề tài là cơ sở cho quá trình ứng dụng và phổ biến công nghệ viễn thám...

 New Picture (21).png

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại cuộc họp

Trong lĩnh vực môi trường, các đề tài của lĩnh vực được ứng dụng để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước, góp phần giải quyết, ngăn chặn nhập khẩu chất thải nguy hại trái phép vào Việt Nam; đánh giá mức độ tổn thương môi trường, phục vụ công tác quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững của Việt Nam; đánh giá mức độ an toàn đến môi trường, sức khỏe con người qua đó phục vụ công tác quy hoạch khai thác, sử dụng chế phẩm sinh học vào công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững của Việt Nam; hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật lập, thẩm định báo cáo ĐTM cho các loại hình dự án...

Với lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng phương pháp lọc tần số thấp để nâng cao chất lượng tính toán mực nước thủy triều; xây dựng hệ thống phần mềm kết nối từ đầu vào và đầu ra, giảm bớt một số thành phần tính trong hệ thống mô hình Telemac-2D nhằm giảm bớt thời gian tính toán, xây dựng được bộ công cụ cảnh báo, dự báo lũ trên một số sông cho các Đài Khí tượng thủy văn khu vực trong dự báo nghiệp vụ. Trong điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được Cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ hệ thống phục vụ giám sát hiện trạng và phát hiện, chuẩn đoán sự cố hoạt động của hệ thống trạm trạm khí tượng thủy văn, hải văn và trạm đo mưa; cải tiến phương pháp truyền tin cho máy đo ADCP, xây dựng và ban hành được Quy định chế độ quan trắc, tính toán lưu lượng chất lơ lửng đối với các trạm thủy văn thay đổi dòng chảy; xác lập mạng lưới trạm phục vụ dự báo xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Lĩnh vực công nghệ thông tin là một lĩnh vực không thể thiếu trong công tác  khoa học và công nghệ, trong đó việc ứng dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ thông tin đã được thực hiện có hiệu quả tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ như: xử lý nghiệp vụ trong công tác đăng ký cấp giấy, cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý biến động thửa đất và kết xuất các thống kê, sổ sách; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương; xây dựng nội dung của các quy định thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường và định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; ứng dụng trong công tác quản lý cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước và quản lý dữ liệu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, xử lý và thanh tra môi trường; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự toán, quyết toán thống nhất, hoàn chỉnh, hiện đại từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (đơn vị dự toán cấp I) đến các đơn vị dự toán cấp II, cấp III.

 ​New Picture (22).png

Ông Trần Bình Trọng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ báo cáo tại cuộc họp

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như mạng internet, bài báo đăng trên các tạp chí, ấn phẩm khoa học uy tín trong và ngoài nước, giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu đến người sử dụng. Các trường đại học và cao đẳng thuộc Bộ đã ứng dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ công tác giảng dạy đại học và đào tạo sau đại học cho các chuyên ngành.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quan tâm, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức  khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho nghiên cứu phát triển cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường chú trọng. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ nghiên cứu  khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và triển khai đối với đội ngũ chuyên gia, cán bộ  khoa học và công nghệ; hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ  khoa học và công nghệ có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực quản lý thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sự phối hợp, triển khai đồng bộ từ các đơn vị trực thuộc Bộ. Trong đó, hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm là kết quả nghiên cứu  khoa học và công nghệ cần được chú ý đúng mức; việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ  khoa học và công nghệ; các cơ chế chính sách khuyến khích đưa tiến bộ  khoa học và công nghệ vào thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý, giám sát hoạt động  khoa học và công nghệ, sự liên kết, phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các đề tài trong cùng một Chương trình chưa chặt chẽ. Một số kết quả nghiên cứu khoa học chậm được đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

Với những tồn tại trên, Vụ Khoa học và Công nghệ có những kiến nghị nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ như: đề xuất thành lập và vận hành Quỹ phát triển  khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong những năm đầu chưa đủ điều kiện tự chủ, có thể đề xuất giao thực hiện kiêm nhiệm. Đồng thời bổ sung các nội dung quy định về quản lý dự án tăng cường năng lực nghiên cứu vào trong các Quy chế quản lý dự án chuyên môn hoặc đầu tư công hoặc ban hành văn bản cá biệt. Sớm kiện toàn tổ chức của Vụ Khoa học công nghệ để tạo thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch năm 2018 và các năm tiếp theo.

 New Picture (23).png

Lãnh đạo các đơn vị phát biểu trong cuộc họp

Khoa học và công nghệ là cơ sở quan trọng đưa ra những sáng kiến, sáng tạo phục vụ đất nước

Tham dự hội nghị, bên cạnh việc tán thành những kết quả đạt được trong công tác  khoa học và công nghệ của Bộ, đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ cũng đóng góp nhiều ý kiến để hướng tới mục tiêu xây dựng công tác khoa học và công nghệ của Bộ, lĩnh vực ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn nữa để phục vụ  xây dựng  và phát triển đất nước. Trong đó, có những ý kiến góp ý cho rằng các đề tài cần tránh sự dàn trải, cần thống kê, quản lý và ghép những đề tài nhỏ lại thành những nhóm đề tài lớn để thực hiện và tối ưu hoá những sáng kiến trong các đề tài đó. Trong tương lai phải xây dựng được những định hướng  khoa học và công nghệ và đi theo những hướng chính để đưa ra được những đề tài khoa học có tính thực tiễn; quan tâm tới các đề tài khoa học cấp cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả công tác, nhận thức tại cấp cơ sở, áp dụng trong công tác giảng dạy; chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lượng; đối với các đề tài ứng dụng cần gắn chặt trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước thay vì phụ thuộc vào các hội đồng khoa học như hiện nay; phải làm rõ hơn nữa vai trò của Vụ Khoa học và Công nghệ trong công tác phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các đề tài khoa học cần phải tính toán cho phù hợp, có lộ trình, thời gian rõ ràng để triển khai thực hiện...

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Công tác  khoa học và công nghệ rất quan trọng trong công tác quản lý, điều hành - là cơ sở quan trọng đưa ra những sáng kiến, sáng tạo xây dựng ngành tài nguyên và môi trường, phục vụ đất nước. Vì vậy Bộ trưởng đề nghị cần rà soát lại quy trình trước đây, trên tinh thần cải cách hành chính, để làm thật tốt, thật hiệu quả công tác khoa học và công nghệ. Các lĩnh vực của Bộ cần xây dựng đúng các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, trọng tâm, tránh dàn trải, thiếu hiệu quả. Trong những năm tới, công tác nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu đề tài cần phải giữ vững và phải xác định đây là những nhiệm vụ ưu tiên. Bên cạnh đó, các vấn đề nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai trong các công tác quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung phát triển và cần xác định là mục tiêu ưu tiên. Để thực hiện tốt cần phải có những định hướng rõ ràng. Công tác hợp tác quốc tế cần đẩy mạnh để tiếp nhận công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới thì công tác  khoa học và công nghệ của ngành mới hiệu quả.

Bộ trưởng cũng đề nghị xây dựng cơ chế quản lý, xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để có thể gắn trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan nghiên cứu, hội đồng nghiên cứu, cơ quan quản lý trong đề xuất xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu, đề tài nghiên cứu, phù hợp với từng lĩnh vực. Trong đó, các đơn vị cần phải xây dựng các tiêu chí để xác định các đề tài, chương trình, nhiệm vụ KH&CN, các tiêu chí thẩm định đánh giá các đề tài nhiệm vụ KH&CN... để có thể đánh giá một cách khách quan và sàng lọc; đồng thời sẽ phát huy được hết những thành tựu khoa học trong những đề tài từ nghiên cứu đến thực tiễn và giữ được bản sắc riêng.

 New Picture (24).png

Toàn cảnh cuộc họp kế hoạch công tác khoa học và công nghệ năm 2018​

Bộ trưởng đề nghị vụ Khoa học và Công nghệ cần đặt ra những yêu cầu phù hợp để nâng cao chất lượng, phải thống kê và đưa ra được một hệ thống cơ sở dữ liệu về các đề tài nghiên cứu các cấp ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và phải yêu cầu các cấp quản lý phải thống kê được những thông tin dữ liệu, các vấn đề cần giải pháp khoa học... trên cơ sở đó để tham mưu những vấn đề cần thiết, thể hiện vai trò đầu mối, chỉ định những đơn vị thực hiện làm sao có thể thực hiện một cách tốt nhất những nhu cầu về KH&CN của các đơn vị trong Bộ.

Bộ trưởng cũng đề nghị các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ để xe xem xét và kiện toàn năng lực từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho Vụ Khoa học và Công nghệ cũng như các đơn vị nghiên cứu KH&CN của Bộ; để đưa các dự án tăng cường năng lực đã phê duyệt cho các tổ chức KH&CN kết thúc đúng tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, phối hợp với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc,… để học tập những nền khoa học tiên tiến, tiếp nhận các công nghệ hiện đại của những nước bạn; tổ chức các hội thảo tuyên truyền, giới thiệu, nhận rộng các ứng dụng KH&CN hiện đại.

Bộ trưởng cũng đồng ý việc thành lập và vận hành hoạt động cơ quan Quỹ phát triển KH&CN Bộ Tài nguyên và Môi trường để công tác KH&CN của Bộ có được những điều kiện tốt nhất, có thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của ngành cũng như đất nước.


Theo Bộ tài nguyên và Môi trường