You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.
Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Turn off Animations
Turn on Animations
Error loading navigation: The Managed Navigation term set is improperly attached to the site.
2. Đăng ký /đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.
Sở tài nguyên và môi trường
Toggle navigation
Trang chủ
Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
Tổ chức bộ máy
Ban Lãnh đạo Sở
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở TN&MT
Liên hệ làm việc tại Khu A
Liên hệ làm việc tại Khu B
Người phát ngôn cung cấp thông tin
Chức năng,nhiệm vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường
Các đơn vị khối Quản lý nhà nước
Các đơn vị khối Sự nghiệp
Tiềm năng, thế mạnh của ngành
Những thành tựu nổi bật
Danh bạ thư điện tử
Tin tức
Đảng - Đoàn thể
Quản lý đất đai
Địa chất - Khoáng sản
Đo đạc - Bản đồ
Khoa học - Công nghệ
Khí tượng - Thủy văn
Môi trường
Tài nguyên nước
Thanh tra - Pháp chế
Thủ tục hành chính và Dịch vụ Công
Thông tin
Đề án 06/CP
Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách về TN&MT
Chương trình NCKH, Đề tài, đề án và nhiệm vụ KH,...
Thông tin thời tiết Hà Nam
Thanh Tra - Kiểm tra
Lĩnh vực QLNN về Đất đai
Lĩnh vực QLNN về Khoáng Sản
Lĩnh vực QLNN về Môi trường
Công khai về các giao dịch QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
Tham vấn trong thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chỉ đạo điều hành
Ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức cá nhân theo qui đinh
Thông tin Khen thưởng và Xử phạt liên quan đến TN&MT
Thông tin Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất
Thông tin tuyên truyền phổ biến
Chuyển đổi Số ngành TN&MT
Thông tin về Hủy, Thu hồi GCNQSDĐ
Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công
Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
Dịch vụ Công
Thủ tục hành Chính
Dịch vụ công trực tuyến
Công khai thông tin
Công khai Hồ sơ trễ hẹn khi giải quyết TTHC
Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai
Công khai Dự toán ngân sách
Công khai Quyết toán ngân sách
Văn bản
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản QPPL ngành TN&MT Hà Nam
Ý kiến góp ý của nhân dân vào dự thảo văn bản
Dự án VILG
Giới thiệu về Dự án
Tin tức về Dự án
Tài liệu của Dự án
Công tác Đấu thầu
Danh bạ
Thông tin liên hệ về dự án
Tiếp nhận và TBKQ xử lý khiếu nại
Diễn đàn trao đổi
Thống kê
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.
Thủ tục hành chính
Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện
2. Đăng ký /đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường
a) Trình tự thực hiện:
Page Content
Bước 1. Nộp hồ sơ:
tổ chức/cá nhân gửi hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
Trường hợp nộp trực tuyến, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được Scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký trên chuyên trang
Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến
:
http://motcua.hanam.gov.vn
. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (kèm theo mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
Bước 2.
Kiểm tra hồ sơ:
UBND huyện xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.
Bước 3.
Xem xét hồ sơ:
- UBND cấp huyện xem xét, xác nhận đăng ký/đăng ký lại kế hoạch BVMT của dự án, cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc
- Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).
Bước 4. Trả kết quả
UBND cấp huyện thống báo kết quả tới Chủ dự án, chủ cơ sở. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
Trường hợp nộp trực tuyến: Tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với các giấy tờ có liên quan đã nộp trực tuyến; .
b) Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo mẫu 1.1 trong phụ lục kèm theo dưới đây
b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử của dự án, cơ sở theo mẫu 1.2 trong phụ lục kèm theo dưới đây
c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử)
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra, trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: trong thời hạn xem xét hồ sơ
- Thời hạn xác nhận đăng ký/ đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường: tối đa là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án, cơ sở.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường
h) Phí, lệ phí:
Không quy định
i) Tên các mẫu đơn:
- Phụ lục 1.1: Mẫu văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch BVMT của Chủ dự án (ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
- Phụ lục 1.2. Mẫu Bản kế hoạch BVMT (ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).
k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
không quy định
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Phụ lục 1.1
Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
(1)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
V/v đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)
(Địa danh)
, ngày
…
tháng
…
năm
…
Kính gửi: (3)
(1) Là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại mục số …, cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chúng tôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Tên của (1): …………………………………………………………………………………….
Địa điểm thực hiện của (2): …………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ của (1): ...; Điện thoại: ...; Fax: ……….; E-mail: ………………..
Chúng tôi gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Một (01) bản điện tử của các hồ sơ nêu trên.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: ...
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(3) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Phụ lục 1.2
Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
2a. M
ẫ
u trang bìa và trang phụ bìa:
(1)
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của (2)
ĐẠI DIỆN (*)
(K
ý
, ghi họ tên, đóng d
ấ
u (n
ế
u có))
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(K
ý
, ghi họ tên, đóng dấu)
(**), tháng... năm ...
Ghi chú:
(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(2) Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.
(**) Ghi địa danh cấp huyện nơi thực hiện hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2b. Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
MỤC LỤC
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, các hình vẽ,...
MỞ ĐẦU
Chươ
n
g 1
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án):
- Tên gọi của dự án (theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng).
- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.
- Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.
- Vị trí địa lý (các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án.
1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các s
ả
n phẩm của dự án:
Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án.
1.3. Các hạng mục công trình của dự án
- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.
- Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; cung cấp điện; cung cấp nước; giải phóng mặt bằng;...
- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp,...); xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ và các công trình bảo vệ môi trường khác.
Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.
1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
- Làm rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án. Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án trong thời gian ít nhất 02 năm gần nhất, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án.
- Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải báo cáo bổ sung tình trạng hoạt động của khu công nghiệp; sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành của khu công nghiệp và sự đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án.
Chương 2
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nguyên tắc chung:
- Việc dự báo tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành.
- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động phải dự báo tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ của dự án mới.
2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
2.1.1. Dự báo các tác động: Dự báo sơ bộ các tác động đến môi trường của giai đoạn, trong đó tập trung vào các hoạt động chính như: vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án); vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có công trình xây dựng); làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước, ...).
2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
- Về nước thải: Mô tả quy mô, công suất, công nghệ các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có):
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống, ...), đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Mỗi công trình xử lý nước thải phải có bản vẽ thiết kế cơ sở của từng hạng mục và cả công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.
- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.2.1. Dự báo các tác động: Việc dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:
- Tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác).
- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.
2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả dự báo các tác động tại Mục 2.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh (với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm lớn nhất) để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
a) Về công trình xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Mô tả quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải.
- Các thông số cơ bản của từng các hạng mục thành phần và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở (đưa vào Phụ lục báo cáo).
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:
- Thực hiện như đối với nước thải.
- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định).
c) Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại): Thực hiện như đối với nước thải.
d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt): Thực hiện như đối với nước thải.
2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.
- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
Chương 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường:
Kế hoạch quan trắc môi trường được xây dựng theo từng giai đoạn của dự án, gồm: thi công xây dựng và vận hành thương mại, cụ thể: Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng của dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.
Cam kết của chủ dự án, cơ sở
Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường.
Chúng tôi gửi kèm theo dưới đây Phụ lục các hồ sơ, văn bản có liên quan đến dự án, cơ sở (nếu có và liệt kê cụ thể).
Phụ lục
(Các Phụ lục I, II,...)
3.
Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề
Trình tự thực hiệ
n:
- Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyênh hoặc qua dịch vụ bưu chính .
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn thương nhân nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Hồ sơ sau khi được tiếp nhận chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và giải quyết, trình UBND huyện quyết định.
- Nhận kết quả:
+ Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến
Thành phần, số lượng hồ sơ
:
*
Thành phần hồ sơ:
- 01 văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT;
- 04 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT;
- 01 bản sao quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương do Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt (nếu có).
*
Số lượng hồ sơ
:
01 bộ
Thời hạn giải quyết
: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đ
ối tượng thực hiện TTHC
: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC
-
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND cấp huyện
-
Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
- Cơ quan phối hợp
:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả thực hiện TTHC
: Quyết định phê duyệt
Lệ phí:
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
PHỤ LỤC 8
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
UBND xã ...(1)...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …../……
V/v xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề...(2)...
(Địa danh), ngày... tháng... năm...
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện.. .(3)...
Ủy ban nhân dân xã ...(1)... đã chuẩn bị hồ sơ về phương án bảo vệ môi trường làng nghề ...(2)... xin gửi đến Quý Ủy ban nhân dân huyện.. .(3)... , bao gồm:
- 04 bản Phương án bảo vệ môi trường của làng nghề.. .(2)...
- 01 bản sao quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (nếu có).
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản phương án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện...(3)... xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề ...(2)..../.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …(4)...
- Lưu ….
TM
.
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
…(1)….
Đại diện
(ghi chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)
Ghi ch
ú
:
(1)
Tên Ủy ban nhân dân xã đề nghị phê duyệt
(2)
Tên đầy đủ của làng nghề cần phê duyệt phương án bảo vệ môi trường
(3)
Tên
Ủy
ban nhân dân huyện
(4)
Nơi nhận khác
PHỤ LỤC 2
MẪU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...)
(ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...)
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ...(1)...
tại xã... huyện... tỉnh...
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
(Chủ tịch UBND xã ký, ghi họ tên,
đóng dấu)
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...
(Người đại diện có thẩm quyền ký,
ghi họ tên, đóng dấu)
(Địa danh), Tháng... năm...
Ghi ch
ú
:
(
1
) Tên đầy đủ, chính xác của làng nghề lập phương án.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ LÀNG NGH
Ề
1.1.
Tên làng nghề
Nêu đầy đủ, chính xác tên làng nghề lập phương án.
1.2.
Thông tin chung
- Địa chỉ làng nghề: nêu rõ thuộc xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nào.
- Mô tả vị trí địa lý của làng nghề: nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; tọa độ các điểm khống chế vị trí của làng nghề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.
- Mô tả sơ bộ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của làng nghề (sông suối, hồ ao, dân cư…).
- Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề: tên nguồn, mục đích sử dụng.
- Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất (giếng khoan, nước khai thác bề mặt, nước cấp).
- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của làng nghề và các đối tượng xung quanh như đã mô tả (nếu có).
1.3.
Quy mô sản xuất
- Loại hình sản xuất: loại hình sản xuất chính, các loại hình khác (nếu có).
- Số cơ sở sản xuất/tổng số hộ trong làng nghề (đối với các làng đa nghề thì thống kê theo từng loại ngành nghề). Lập danh mục cụ thể đính kèm.
- Sản phẩm sản xuất: liệt kê các sản phẩm chính sản xuất của làng nghề; tổng số sản phẩm chính sản xuất/ngày.
CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN
2.1. Phát sinh chất thải của làng nghề
- Sinh hoạt:
+ Nước thải: tổng lượng trung bình phát sinh (m
3
/ngày);
+ Chất thải rắn: tổng lượng phát sinh (kg/ngày).
- Sản xuất:
+ Nước thải: tổng lượng phát sinh (m
3
/ngày, tính vào thời điểm sản xuất cao nhất);
+ Chất thải rắn nguy hại và thông thường: tổng lượng phát sinh (kg/ngày);
+ Mô tả hoạt động phát sinh khí thải: mức độ phát thải (định tính/định lượng nếu có);
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường xung quanh (đất, nước, không khí) và tác động tới sức khỏe cộng đồng.
2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường đã thực hiện
- Mô tả hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) tại làng nghề.
- Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay, phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của làng nghề.
- Biện pháp, công trình xử lý khí thải.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
- Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; phí vệ sinh môi trường.
- Kinh phí phân bổ thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
- Thành lập và vận hành tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề (số lượng nhân sự, cơ chế vận hành).
- Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét kênh mương.
- Việc đưa nội dung về bảo vệ môi trường làng nghề vào hương ước, quy ước.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện của các biện pháp nêu trên và so sánh với quy định hiện hành.
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1. Kế hoạch quản lý các cơ sở sản xuất trong làng nghề (theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở)
- Các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số
19/2015/NĐ-CP
thực hiện theo báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Các cơ sở không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề thực hiện quy định tại Chương IV Thông tư này hoặc tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Thu gom và xử lý chất thải
3.2.1. Đối với nước thải
- Đối với các làng nghề đã có công trình thu gom, xử lý (nếu có) chất thải tại mục 2.2, đề nghị hoàn thiện cải tạo, nâng cấp đảm bảo thu gom, xử lý nước thải các cơ sở trên địa bàn.
- Kế hoạch vận hành các công trình thu gom, xử lý nước thải.
3.2.2. Đối với chất thải rắn (tương tự nước thải)
3.2.3. Biện pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động
3.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, rủi ro
3.3.1. Đối với an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề
- Trang bị bảo hộ lao động; kiến thức về phòng, chống sự cố cháy nổ cho nhân công lao động làm việc trực tiếp tại khu vực sản xuất.
- Bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn, đúng kỹ thuật.
3.3.2. Đối với an toàn môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề
- Đối với các công đoạn có khả năng xảy ra sự cố cao như lò hơi, hóa chất, lò nung... phải có thiết bị bảo vệ, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố.
- Bố trí các thiết bị, máy móc tại nơi làm việc đảm bảo an toàn người lao động, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
4.1. Kinh phí thực hiện
Nêu rõ việc bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
4.2. Phân công trách nhiệm
- Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề.
- Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải kết luận rõ:
- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội.
- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến làng nghề, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết theo dõi và thực hiện đúng các quy định về xử phạt các cơ sở sản xuất trong làng nghề nếu để xảy ra các sự cố.
Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam
07/09/2020
Tin liên quan
Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện
(07/09/2020)
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
(07/09/2020)
Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai ....
(07/09/2020)
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với các trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
(07/09/2020)
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng 1
(07/09/2020)
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân
(07/09/2020)
Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất
(07/09/2020)
Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
(07/09/2020)
Liên kết websites
1. Trung ương
Văn bản QPPL Chính Phủ
Thư viện video
Trailer_CDS
Trailer_CDS
HuongDanTraCuu
HuongDanNopHoSo
HDSD_DangKyTaiKhoanDVCQG
Bình chọn
38
người đã bình chọn
×
Lượt truy cập
Đang truy cập:
1
Hôm nay:
0
Tổng số truy cập:
0