Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam: Quá trình hình thành và phát triển

Giới thiệu chung Quá trình hình thành và phát triển  
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam: Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nam được thành lập theo Quyết định số 926/QĐ-UB của UBND tỉnh, với nòng cốt là sở Địa Chính trên cơ sở hợp nhất các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến tài nguyên, môi trường. Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ và công nhân viên Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã có sự trưởng thành vượt bậc về năng lực, kiến thức, kỹ năng, tính chuyên nghiệp, đủ sức gánh vác trách nhiệm được giao. Với sự đoàn đoàn kết, trách nhiệm và nỗ lực không ngừng, Sở TN&MT đã góp phần quan trọng góp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

         
          Nhìn lại mốc năm 2003, khi đó, Sở TN&MT chỉ có 7 phòng chuyên môn quản lý nhà nước, 3 đơn vị sự nghiệp, 94 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Song được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ TN&MT, đơn vị từng bước được kiện toàn về tổ chức và đội ngũ cán bộ,  được đầu tư trang thiết bị và thành lập thêm một số phòng chức năng, đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng và bắt kịp tốt hơn với xu hướng phát triển chung của Ngành.  Đến nay,  Sở TN&MT đã có 13 đơn vị trực thuộc, nâng tổng số cán bộ công chức, viên chức thuộc Sở  lên 231 người, trong đó có 80% người trình độ chuyên môn đại học và trên đại học. Hệ thống Phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp huyện cũng được củng cố và kiện toàn, hoạt động nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Trong quá trình phát triển, Sở còn chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ cán bộ, thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong các giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020.

Xác định rõ vai trò quan trọng của lĩnh vực TN&MT đối với mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, Sở luôn làm tốt chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật  và các cơ chế chính sách, nhất là các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý khoáng sản… phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đồng thời hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực ngành được giao quản lý. Đối với công tác quản lý hoạt động nghiệp vụ chuyên môn - đây là nhiệm vụ được đơn vị đặc biệt coi trọng nhằm bảo đảm nền nếp, chuyên nghiệp, gọn nhẹ về thủ tục hành chính, tiếp cận dần với công nghệ hiện đại ở một số lĩnh vực có tính đặc thù.

Bản đồ là công cụ không thể thiếu trong quản lý đối với lĩnh vực TN&MT. Vì vậy, sở TN&MT chỉ đạo sát sao công tác đo đạc, lập bản đồ bằng công nghệ số. Đến nay, hầu hết các xã, phường trên địa bàn tỉnh đã có bản đồ bằng công nghệ số để phục vụ công tác quản lý đất đai. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, cá nhân cũng được đẩy nhanh, với đất nông nghiệp đạt tỷ lệ 96,3%, đất ở đạt tỷ lệ  96,5%, đất của các tổ chức đã cấp được gần 3.000 GCNQSDĐ.  Thời gian qua, Sở TN&MT đã trình UBND tỉnh quyết định giao đất và cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng tổng số 1.116 dự án với tổng diện tích là: 3.816,7 ha. Thủ tục hành chính nhanh gọn, đúng trình tự theo quy định, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án.

Trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản, Sở thường xuyên phối hợp rà soát, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong hoạt động khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, xét duyệt thiết kế cơ sở mỏ, bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác, cấp phép hoạt động khoáng sản…. Công tác quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường cũng có bước chuyển rõ nét. Ngay từ khi thành lập, Sở đã tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch quản lý nước dưới đất, ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý tài nguyên nước, quy định về quản lý việc cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; tham gia dự án “Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước” do Vương quốc Bỉ tài trợ. Công tác bảo vệ môi trường đã dần đi vào chiều sâu thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng. Nhiều đề án đã được Sở triển khai thực hiện, như: Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015; xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc và chương trình hành động bảo vệ môi trường của tỉnh… Để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về TN&MT, công tác thanh tra, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm luôn được đơn vị  quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Thời gian qua, đã tiến hành 70 cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm, thu hồi 99.973m2 đất.

Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ngành, Sở TN&MT đã tập trung đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “1 cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đến giao dịch, công tác. Các thủ tục hành chính được xử lý minh bạch, thuận tiện, song vẫn đúng theo quy định. Hiện, Sở TN&MT đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000, đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của ngành cũng được quan tâm đẩy mạnh; áp dụng phần mềm TD OFFICE vào quản lý hồ sơ công việc, xây dựng và nâng cấp Trang Thông tin điện tử Sở, duy trì và nâng cao chất lượng giao lưu trực tuyến, ...

Đi đôi với các hoạt động chuyên môn, công tác xây dựng tổ chức Đảng, phát triển hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, xây dựng các phong trào thi đua cũng được đơn vị quan tâm thực hiện có hiệu quả. Đảng bộ sở TN&MT liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Trung tâm CNTT