Skip Ribbon Commands
Skip to main content

2. Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân:

2. Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân:
1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, các tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký trên chuyên trang Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến: http://motcua.hanam.gov.vn. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.

Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép yêu cầu gửi cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất là 30 ngày.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng TNN-KTTV&BĐKH của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận. Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ thẩm định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để chuyển hồ sơ về các phòng Chuyên môn của Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện.

Trường hợp không đủ điều kiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.

Bước 5: Nhận và trả kết quả:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả hồ sơ giải quyết đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến, tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến và nộp kèm 01 bộ hồ sơ đầy đủ đã được công chứng để Phòng TNN-KTTV&BĐKH lưu theo dõi và quản lý hồ sơ cấp phép.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

            a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn giấy phép (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2016/-CP ngày 15/5/2016 cảu Chính phủ);

            b) Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kể từ
khi được cấp giấy phép hoặc được sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 03
Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ;

            c) Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được cấp.

            * Số lượng hồ sơ:  02 (bộ)

          1.4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trong đó: sở TN&MT 04 ngày và UBND tỉnh 02 ngày)

          1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức

          1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

  - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

            1.7. Cơ quan phối hợp: UBND huyện, thành phố; phòng TNMThuyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

            1.8. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động dự báo,
cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu 05 (kèm theo Nghị định số 48/2020/NĐ-
CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ) hoặc văn bản từ chối cấp phép
hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân.

            1.9. Phí, lệ phí: Không                                                             

            1.10. Tên mẫu đơn:

- Mẫu số 02: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí
tượng thủy văn (kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ).

- Mẫu số 03: Báo cáo kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
văn (kèm theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ).

1.11. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

* Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức:

            - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.

            - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.

            - Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

            * Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân:

            - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.

            - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

            * Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:

            - Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.

            - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.

- Có đội ngũ nhân lực tối thiểu 01 (một) người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

            - Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

            - Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.

* Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:

            - Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.

            - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

- Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

            - Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.

            * Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất là 30 ngày.

         1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC:

            - Luật Khí tượng Thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 của Quốc hội khóa 13. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

            - Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

            - Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.

            - Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy
văn.

 

 

 

Mẫu số 05

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO,
CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN4

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Số …………..

 

 

NĂM……..

 

 

 

 

 

 

Không cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng; Chỉ hoạt động theo nội dung giấy phép được cấp.

(trang 1) (trang 2)

NỘI DUNG GIẤY PHÉP

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép:….

2. Phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo:….

3. Loại hoạt động dự báo, cảnh báo được cấp phép:...

4.  Đối tượng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo:...

5. Thời hạn của giấy phép:…

Nam, ngày            tháng  năm

  TM.UBND

CHỦ TỊCH

 

Gia hạn/bổ sung lần thứ nhất:…......

 

 

 

Nam, ngày            tháng            năm

TM.UBND

CHỦ TỊCH

 

 

Gia hạn/bổ sung lần thứ hai:...…......

 

 

 

Nam, ngày            tháng            năm

 

TM.UBND CHỦ TỊCH

(trang 3) (trang 4)

Giấy phép được in trên giấy có hoa văn, ở giữa là hình Quốc huy, cỡ giấy A4 gập.


4 Sửa đổi theo quy định tại Mẫu số 05 của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

                                         ………, ngày …. tháng ……năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
(Đề nghị: cấp lần đầu/cấp lại/sửa đổi/bổ sung/gia hạn)

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh....

1. Tên tổ chức/cá nhân:………………………………………………………

2. Người đại diện trước pháp luật (không áp dụng đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép):

3. Quyết định thành lập/giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh:

4. Địa chỉ chính tại:

5. Số điện thoại:                                 Fax:                                       E-mail:

Căn cứ Nghị định số     /2016/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với các nội dung sau đây:

…………………………………………………………………………………

(Ghi rõ loại hoạt động dự báo, cảnh báo mà tổ chức/cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động)

6. Các giấy tờ kê khai kèm theo.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung đã kê khai.

  Người đng đầu tổ chức/cá nhân
            (Ký tên/đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 03

Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:      /BC

………, ngày ….. tháng ….. năm……….

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Năm…………../ từ năm .... đến năm....


1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn số:

3. Các hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã thực hiện:

 

TTTên các hoạt độngChủ đầu tưGiá trị đã thực hiệnThời gian thực hiệnGhi chú
      
      
      
    - 

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung báo cáo này.

Người đứng đầu tổ chức/cá nhân xin phép

                                                                                                        (Ký tên/đóng dấu)​