Skip Ribbon Commands
Skip to main content

13. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

13. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức/cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp hồ sơ hợp lệ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường). Địa chỉ số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả nhận và kiểm tra thành phần Hồ sơ (nếu Hồ sơ đủ thành phần thì tiếp nhận, chưa đủ hướng dẫn bổ sung Hồ sơ)

Buớc 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả báo cáo Lãnh đạo Sở và chuyển Hồ sơ về Chi cục Bảo vệ môi trường

Bước 3: Chi cục Bảo vệ môi trường tham mưu cho Lãnh đạo thẩm định hồ sơ

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

- Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị được quy định tại Khoản 3, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

- Đánh giá năng lực quản lý của cơ sở bảo tồn đa dang sinh học sau khi được cấp phép.

Bước 4: Chi cục Bảo vệ môi trường dự thảo tờ trình, quyết định và tham mưu Lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và gửi quyết định về sở Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Bước 6: Tổ chức/cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam.

* Thành phần và số lượng hồ sơ:

- Thành phần

+ Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc

Trong đó:

- Thời hạn thẩm định là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;         

- Thời hạn phê duyệt là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đã được chỉnh sửa, hoàn thiện theo quy định.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân trong nước;người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

* Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định theo quy định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Bảo vệ môi trường

+ Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành của tỉnh, các tổ chức dịch vụ thẩm định (nếu có).

* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định cấp Giấy chứng nhận
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
(Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

+ Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 02, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

+ Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 03, Ban
hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

+ Mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 04, Ban
hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

* Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ
chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội;

+ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

+Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo trình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

* Mẫu đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
(Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT

 ngày 22tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
                   (Địa danh), ngày.... tháng... năm....

ĐƠN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP, CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Kính gửi: ……………………………… (1)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập, chứng nhận:

Tên người đại diện của tổ chức đăng ký thành lập, chứng nhận:
Chức vụ:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:  ..............  ;       Fax:  ............      ; E-mail:............

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ....... xem xét, cấp Giấy chứng nhận
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với các nội dung chính sau đây:

1. Tên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đề nghị cấp giấy chứng nhận:

Tên cơ sở bằng tiếng Việt:

Tên cơ sở bằng tiếng Anh:

Tên viết tắt:

  1. Địa điểm và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Mô tả vị trí địa lý và quy mô của cơ sở kèm theo bản đồ mô tả chi tiết vị trí
địa lý và quy mô của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (xây dựng bản đồ sử dụng hệ tọa độ VN 2000).

- Địa điểm của cơ sở bảo tồn: phường (xã), huyện (thành phố), tỉnh (thành
phố).
- Diện tích của cơ sở bảo tồn (m2).

3. Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Đánh dấu (X) vào ô vuông để lựa chọn loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
học đăng ký thành lập. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký một hoặc nhiều loại hình tùy thuộc vào điều kiện đáp ứng các tiêu chí thành lập.

□ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ;

□ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

□ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;

□ Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;

□ Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;

□ Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

4. Đối tượng được bảo tồn tại cơ sở:

□ Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

□ Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

5. Các tài liệu kèm theo

1) Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2) Các giấy tờ chứng minh cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 2008

Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo. Đề nghị Ủy ban nhân dân ………………….. xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết để thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- …
- Lưu: …

                                                    (2) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu(*))

 

Ghi chú:

(1) Tên của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

(2) Lãnh đạo của tổ chức đăng ký hoặc cá nhân đăng ký;

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

 Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được thể hiện tại điểm 2.6 và 2.7 Mục II của Dự án thành lập Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

 ​


Tin liên quan