Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải

Tin tức - Sự kiện Khoa học - Công nghệ  
Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải
Ứng dụng công nghệ sinh học màng (MBR) trong xử lý nước thải có chứa “các chất ô nhiễm mới” là đề tài vừa được nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thực hiện thành công.

Màng MBR (Membrane Bio Reactor) là công nghệ xử lý mới với sự kết hợp giữa công nghệ màng lọc với công nghệ xử lý nước thải, được sử dụng theo phương pháp sinh học hiếu khí. Công nghệ màng MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi các bùn sinh học và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.

Cấu tạo của màng MBR là các sợi rỗng hoặc dạng tấm phẳng với kích thước lỗ màng là 0,1-0,4µm. Màng chỉ cho nước sạch đi qua. Còn các chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn... sẽ được giữ lại trên bề mặt màng.

Nước sạch sẽ theo đường ống thoát ra ngoài nhờ hệ thống bơm hút. Bên cạnh đó, máy thổi khí sẽ cấp khí liên tục, nhằm cung cấp khí cho hệ vi sinh hoạt động. Đồng thời tạo áp lực lên thành sợi màng thổi bung các cặn bùn bám trên thân màng. Nó giúp đảm bảo màng sẽ không bị nghẹt trong suốt quá trình hoạt động.​

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học màng MBR để xử lý “các chất ô nhiễm mới" trong nước thải của nhóm nghiên cứu trường Đại học Tài nguyên & Môi trường đã thực hiện thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai thử nghiệm giải pháp này trong thực tế sản xuất.


Theo Cục quản lý tài nguyên nước