Vệ tinh đo chiều rộng của sông từ cơ sở dữ liệu Landsat (GRWL) đã tiến hành đo trên toàn cầu đã cung cấp hơn 58 triệu phép đo bề mặt sông. Các dải chụp theo vĩ độ và chụp ở quy mô lớn trên khắp các con sông toàn cầu với phép đo diện tích trên để có được hình ảnh và phép tính cụ thể rõ ràng nhất.
Sông và suối là nguồn phát thải khí nhà kính chính, vì vậy việc tính toán diện tích mặt sông và dòng chảy chính xác hơn sẽ có ý nghĩa đáng kể và quan trọng để biết được lượng khí thải carbon.
Các nhà thủy văn học Tamlin Pavelsky của UNC-Chapel Hill và George Allen thuộc Đại học Texas A & M đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất của họ về diện tích bề mặt nước toàn cầu vào ngày 28/6/2018.
Tính toán mới của nhóm nghiên cứu giúp các nhà khoa học đánh giá tốt hơn lượng carbon dioxide di chuyển từ sông, suối vào khí quyển hàng năm trên toàn cầu, đây thực sự là một đột phá mới trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước đây về các vùng bề mặt sông, suối toàn cầu. Các nghiên cứu trước đây đều phân tích dựa trên các ngoại suy lý thuyết của một lượng nhỏ dữ liệu thực tế. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu có thể đo trực tiếp cả các con suối nhỏ nhất và các con sông lớn nhất thế giới thông qua các phép đo trên mặt đất và ảnh vệ tinh, sau đó sử dụng mô hình thống kê để ước tính độ phủ của sông và suối trên toàn cầu.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) sẽ sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này để xác định các đoạn sông trong nhiệm vụ nghiên cứu vệ tinh về mặt nước và địa hình đại dương (SWOT) của NASA, sẽ khởi động vào năm 2021. Đây cũng là nhiệm vụ vệ tinh đầu tiên của NASA tập trung vào đo đạc các con sông và hồ.