Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Giám sát tài nguyên và môi trường bằng công nghệ viễn thám”

Tin tức - Sự kiện Đo đạc - Bản đồ  
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Giám sát tài nguyên và môi trường bằng công nghệ viễn thám”
Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, xây dựng Đề án “Giám sát tài nguyên và môi trường bằng công nghệ viễn thám”. Đến nay, Bộ Tài đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo Đề án. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng của Đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 6146/BTNMT-KHTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị có ý kiến góp ý cho dự thảo Đề án nêu trên.

Ý kiến góp ý bằng văn bản đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ vukhtc@monre.gov.vn để tổng hợp, hoàn thiện Đề án. Chi tiết Dự thảo Tờ trình về việc phê duyệt Đề ánDự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tải tại đây.

Đề án “Giám sát tài nguyên và môi trường bằng công nghệ viễn thám" được triển khai trên phạm vi cả nước, bao gồm phần đất liền và vùng biển ven bờ với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đưa công nghệ viễn thám trở thành một công cụ hiệu quả, thường xuyên cho phép cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và cập nhật về hiện trạng tài nguyên và môi trường trên lãnh thổ Việt Nam.

Về mục tiêu cụ thể, Đề án góp phần giám sát được hiện trạng và xu hướng các vấn đề về tài nguyên và môi trường ở quy mô quốc gia bằng công nghệ viễn thám. Việc giám sát được thực hiện theo từng lĩnh vực cụ thể gồm: khí tượng thủy văn, biển và hải đảo, môi trường, địa chất và khoáng sản, đất đai, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước; Cung cấp các thông tin cập nhật về hiện trạng, diễn biến khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời có được cơ sở dữ liệu thành phần thông tin không gian giám sát tài nguyên và môi trường.

Dự kiến, sản phẩm của Đề án bao gồm các kết quả, báo cáo, sản phẩm của các nhiệm vụ: (1) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh viễn thám phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường; (2) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn gồm: Ứng dụng sản phẩm ảnh viễn thám độ phân giải cao và siêu cao đánh giá tác động của bão, mưa lớn và nắng nóng khu vực ven biển Việt Nam; ứng dụng sản phẩm viễn thám độ phân giải cao trong giám sát lũ quét, sạt lở đất khu vực vùng núi Việt Nam phục vụ nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tai; xây dựng chương trình ứng dụng viễn thám trong giám sát và cảnh báo ngập triều TP. Hồ Chí Minh; (3) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực biển và hải đảo gồm: Giám sát rác thải nhựa ven biển; giám sát ô nhiễm dầu tại một số vùng biển Việt Nam; theo dõi, cập nhật biến động bề mặt và hệ sinh thái khu vực các đảo, quần đảo (4) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực môi trường bao gồm: Ứng dụng tư liệu viễn thám kết hợp hệ thống các trạm quan trắc không khhí tự động để xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo ô nhiễm bụi trong môi trường không khí các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam; Giám sát các bãi rác thải trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám; Xây dựng bộ dữ liệu chất lượng môi trường nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam bằng công nghệ viễn thám; Thiết lập hệ thống theo dõi và cảnh báo hạn hán cho khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Xây dựng hệ thống thông tin đa thời gian về đất ngập nước và khu bảo tồn thiên nhiên bằng công nghệ viễn thám phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học; (5) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản bao gồm:  Giám sát các tai biến địa chất tại các tỉnh miền núi Việt Nam bằng công nghệ viễn thám; Giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản bằng công nghệ viễn thám; Biên tập, hiệu đính, xuất bản bản đồ địa chất khoáng sản khu vực phía Bắc; Giám sát sạt lở bờ sông, bờ biển sử dụng tư liệu viễn thám. (6) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực quản lý đất đai: Sử dụng ảnh viễn thám trong công tác kiểm tra kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc; Sử dụng ảnh viễn thám để theo dõi giám sát đất trồng lúa nước, đất rừng, đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sân Golf; Sử dụng ảnh viễn thám để giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;  Sử dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý, theo dõi đất nông lâm trường theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. (7) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực biến đổi khí hậu bao gồm: Ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát nồng độ khí CO2 trong khí quyển phục vụ tích hợp vào hệ thống giám sát biến đổi khí hậu;  Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát sụt lún mặt đất khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. (8) Giám sát bằng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: Điều tra, thống kê, phân loại lập danh mục các công trình hồ chứa, đập dâng trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám; Giám sát một số chỉ số liên quan đến ô nhiễm nước đầu nguồn các sông xuyên biên giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; (9) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần thông tin không gian giám sát tài nguyên và môi trường; (10) Hoạt động quản lý và hỗ trợ.

​ 


Theo Bộ tài nguyên và môi trường