Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

Tin tức - Sự kiện Địa chất - Khoáng sản  
Xây dựng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, Tổng cục đang hoàn thiện dự thảo lần 2 Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sau đó, Bộ TN&MT lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương nhằm hoàn thiện dự thảo (lần 3) Báo cáo tổng kết, Tờ trình, dự thảo Chiến lược mới, hoàn thiện hồ sơ để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ TN&MT thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 10-NQ/TW đã bổ sung nội dung mới về định hướng chiến lược địa chất, đồng thời, bổ sung các định hướng về khoáng sản cũng như công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn mới. Theo đó, tên của Chiến lược là “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Trên cơ sở góp ý của của các thành viên Tổ biên tập, Tổng cục đã hoàn thiện dự thảo Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự thảo Tờ trình. Dự thảo đã đề cập đến nguyên tắc xây dựng Chiến lược và các nội dung cơ bản.

Bên cạnh dự thảo Chiến lược, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản còn xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực  hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược khoáng sản 2427) tại các Bộ và địa phương.

​Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để phê duyệt kèm theo hồ sơ trình phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, đơn vị đã hoàn thành dự thảo (lần 1).

Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược 2427 cũng đã hoàn thành và đưa vào nội dung Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và đã được Bộ TN&MT gửi lấy ý kiến của 9 Bộ, ngành liên quan và 63 tỉnh, thành phố. Việc tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427 đã đánh giá những tồn tại, hạn chế trong định hướng thăm dò khoáng sản, nhất là trong khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; đã đánh giá những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tồn tại, hạn chế, trong đó, có yếu tố biến động lớn về thị trường khoáng sản trong nước và trên thế giới trong những năm qua tới sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và tác động trực tiếp tới việc thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427. Từ đó, đã đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho định hướng chiến lược khoáng sản, công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn mới (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Hiện Bộ TN&MT giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiếp thu ý kiến Ban soạn thảo, hoàn thiện: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; dự thảo (lần 2) Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Tờ trình Thủ tướng Chính phủ; gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan; các địa phương về dự thảo (lần 2) Chiến lược mới và Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, kèm theo Báo cáo 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427.

Trong khi chờ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Bộ tiếp tục giao Tổng cục tổ chức 2 Hội thảo để lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan cho các dự thảo (lần 2); hoàn thành Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để trình Bộ TN&MT phê duyệt.

Sau đó, Bộ TN&MT tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo (lần 3) Báo cáo tổng kết, Tờ trình, dự thảo Chiến lược mới, hoàn thiện hồ sơ để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ.

 


Theo Bộ tài nguyên và Môi trường