Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy hoạch sử dụng đất chủ động thích ứng với BĐKH

Tin tức - Sự kiện Khí tượng - Thủy văn  
Quy hoạch sử dụng đất chủ động thích ứng với BĐKH
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu như: nước biển dâng, xâm nhập mặn những năm gần đây ở nước ta đòi hỏi các cơ quan quản lý, địa phương phải xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả, thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Tác động tiêu cực của BĐKH ảnh hưởng đến tất cả địa phương, các ngành/lĩnh vực, trước mắt và lâu dài, do đó, cần phải có các giải pháp, kế hoạch ứng phó hiệu quả. Theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch xác định trong 3 nhóm nhiệm vụ, giải quyết để giải quyết vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phân kỳ thực hiện theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn 2021 - 2025, tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách thích ứng và biến đổi khí hậu; chuẩn bị cơ ở pháp lý, điều kiện kỹ thuật nhằm thúc đẩy lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Triển khai kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua các địa phương trên cả nước đã lập kế hoạch triển khai Kế hoạch Quốc gia trong đó đều yêu cầu roát, cập nhật các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành, địa phương và quy hoạch ngành trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với các ngành, vùng dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá lồng ghép trong các quy hoạch, kế hoạch ngành thích ứng với biến đổi khí hậu với giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

b1.png

Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, thực hiện Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian qua Tổng cục đã phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất trình Bộ ban hành Kế hoạch lập Quy hoạch và được Bộ phê duyệt tại Quyết định số 1708/QĐ-BTNMT ngày 5/8/2020, là căn cứ phân công trách nhiệm cụ thể đối với các các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.

Tính đến đầu tháng 3/2021, Tổng cục đã nhận được thông tin, dữ liệu, nhu cầu 10/14 Bộ, ngành Trung ương (Tài chính; Công an; Xây dựng; Giao thông Vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có báo cáo, còn thiếu 4 Bộ gồm Kế hoạch và Đầu tư; Quốc phòng; Y tế; Khoa học và Công nghệ. Đồng thời nhận được thông tin, dữ liệu, nhu cầu của 41/63 tỉnh, thành phố.

Về phương pháp tiếp cận Nhiệm vụ Lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng cục cho biết sẽ quy hoạch sử dụng đất quốc gia được triển khai theo phương pháp tiếp cận hai chiều (vĩ mô và vi mô) với sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương; các đối tượng của quy hoạch sử dụng đất được đặt trong mối quan hệ tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực của nhiều yếu tố tác động đến việc sử dụng đất cụ thể là nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên, thổ nhưỡng... làm cơ sở phân vùng các khu vực để quy hoạch bố trí sử dụng đất sử dụng đất phát triển bền vững.

Đặc biệt, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 còn xem xét tiêu chí “tĩnh" “động", ví dụ như vẫn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, lũ lụt, lũ quét... quy hoạch kỳ này tiếp tục xác định bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa (3,3 - 3,5 triệu ha), đất rừng phòng hộ (5 triệu ha), rừng đặc dụng (2,2 triệu ha), đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và có chỉ giới đỏ khoanh vùng bảo vệ; tuy nhiên trong đó vẫn xem xét tiêu chí “động" để có thể linh hoạt điều chỉnh giữa các địa phương (địa phương không có khả năng sử dụng hết chỉ tiêu phân bổ quốc gia để chuyển cho các địa phương có nhu cầu) đáp ứng yêu cầu thưc tiễn mà vẫn đảm bảo chỉ tiêu tổng thể quốc gia đã quy hoạch không chế.