Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giải quyết mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước gia tăng

Tin tức - Sự kiện Tài nguyên nước  
Giải quyết mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước gia tăng
Hiện rất nhiều ngành kinh tế đang sử dụng nguồn nước. Việc mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước chủ yếu liên quan đến lợi ích kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực, giữa thượng lưu và hạ lưu và sự chưa đồng bộ trong quản lý vận hành công trình. Mâu thuẫn này sẽ càng gia tăng trước áp lực phát triển kinh tế, nếu không có giải pháp tổng hợp, hài hòa lợi ích giữa các bên.

* Nông nghiệp – Thủy lợi, mỗi mâu thuẫn điển hình

Mâu thuẫn giữa các ngành sử dụng nước điển hình như giữa ngành nông nghiệp và thủy điện trong việc khai thác nguồn nước bằng các công trình trên các dòng chính.

Hiện nay, trên các dòng chính toàn quốc có khoảng 77 công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp nguồn nước, trong đó trên các lưu vực sông miền Bắc có 8 công trình, Bắc Trung Bộ có 8 công trình, Nam Trung Bộ có 15 công trình, Tây Nguyên có 26 công trình và vùng Đông Nam Bộ có 20 công trình. Phát triển mạnh mẽ nhất là trên sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Vu 160 Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Kone, sông Đồng Nai, sông Sesan, sông Srepok. Thủy điện đã góp phần làm cân bằng lưới điện quốc gia, với tỷ trọng thủy điện chiếm đến 30% trong tổng sơ đồ điện quốc gia, đồng thời đã kết hợp cấp nước cho các nhu cầu sử dụng và phòng, chống lũ cho hạ du.

Tuy nhiên chỉ có các hồ thủy điện trên sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Hương có nhiệm vụ tổng hợp (cả phát điện và điều tiết nguồn nước) còn lại chủ yếu chú ý đến phát điện. Hàng năm hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng đã phối hợp xả nước tập trung từ 5 đến 7 tỷ m 3 nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân. Hệ thống thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai (Hồ Đại Ninh, hồ Đơn Dương...) hiện nay đã được bổ sung thêm nhiệm vụ tạo nguồn, cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai... Hệ thống hồ chứa trên các sông lớn khác như sông Mã, sông Cả, sông Ba... cũng đã phối hợp tốt trong bổ sung nguồn nước cho tưới, cấp nước.

Ngoài ra, việc xây dựng, vận hành nhiều hồ chứa chưa hợp lý cũng làm xảy ra mâu thuẫn do thiếu hụt nguồn nước để duy trì, phát huy giá trị văn hoá, di tích quốc gia như ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái, trên lưu vực sông sông Sê San, việc chuyển nước của công trình thuỷ điện Srêpốk 4A ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Bản Đôn tỉnh Đắk Lắk, vận hành công trình thuỷ điện Đại Ninh trên lưu vực sông Đồng Nai dẫn đến mất nước của thắng cảnh thác Pongour nổi tiếng tỉnh Lâm Đồng,…

Không chỉ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, môi trường giữa các ngành, giữa thượng lưu và hạ lưu, mâu thuẫn giữa các địa phương về nguồn nước cũng đã và đang xảy ra, nổi cộm là vấn đề mâu thuẫn trong việc chuyển nước (thuỷ điện Đăk Mi 4 chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn) trên lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn giữa Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời kỳ mùa khô, thủy điện An Khê-Ka Nak chuyển nước từ sông Ba sang sông Kôn, từ Phước Hòa trên sông Bé sang Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn…

6.10.png

Đảm bảo dòng chảy tối thiểu để duy trì môi trường sống cho hạ du. Ảnh minh họa

* Phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn với mục tiêu điều hòa, phân bổ nguồn nước, phòng chống lũ lụt, hạn hán. Theo đó, đã quy định các hồ phải phục vụ tổng hợp đa mục tiêu như phòng lũ, cấp nước tưới, sản xuất, đảm bảo dòng chảy môi trường.

Nhằm hài hòa lợi ích của các đối tượng sử dụng nước trên các lưu vực sông hiện nay và yêu cầu trong công tác quản lý, cuối năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng. Việc ban hành Thông tư là nền tảng cơ sở phục vụ công tác xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối và hạ du các hồ chứa và quan trọng hơn đó là giảm thiểu những tác động do việc khai thác, sử dụng nước của các hồ chứa, nhất là không làm gián đoạn dòng chảy, không tạo ra những đoạn sông khô cạn và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác, sử dụng của người dân phía hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước trên các sông, suối có xây dựng hồ chứa.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt khoảng trên 555 công trình thủy điện, các hồ chứa khác phải vận hành bảo đảm dòng chảy tối thiểu phía hạ du. Bảo đảm hạn chế tối đa việc tạo ra những đoạn sông khô cạn (hàng nghìn km) và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động khai thác, sử dụng của người dân phía hạ lưu phụ thuộc vào nguồn nước trên các sông, suối có xây dựng hồ chứa. Đồng thời thay đổi nhận thức khá sâu, rộng của các cơ quản quản lý, địa phương và các chủ hồ trong việc bảo vệ nguồn nước và yêu cầu sử dụng nước ở hạ du.

Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa sau khi được xác định, công bố là một trong các căn cứ để xem xét trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ như: quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối; xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; xây dựng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông; cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thẩm định, phê duyệt các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên 167 sông, suối. Đối với hạ lưu các hồ chứa, việc có thông tư quy định dòng chảy tối thiểu trên sông và hạ du hồ chứa sẽ có đầy đủ căn cứ để kiểm soát việc bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, nhất là đối các hồ chứa, ngay từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

 


Theo Bộ tài nguyên và Môi trường