Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giải quyết các thách thức mới của môi trường Việt Nam

Tin tức - Sự kiện Môi trường  
Giải quyết các thách thức mới của môi trường Việt Nam
Giai đoạn 2016-2022, môi trường Việt Nam chứng kiến những sự cố môi trường chưa từng có, như sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung, xả thải tại Bắc Hưng Hải; cháy hóa chất ở Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội); ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội… Từ đây, việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đặt ra những vấn đề mới, vấn đề lớn cần giải quyết thấu đáo.

* Chủ động kiểm soát để phòng ngừa, hạn chế sự cố môi trường

Nhìn lại giai đoạn 2016 – 2022 cho thấy một bước tiến lớn trong công tác hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT). Trước yêu cầu phát triển của đất nước, kiến nghị, nguyện vọng của Nhân dân, ngay từ những năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, toàn ngành TN&MT đã rà soát, đánh giá thực tiễn, xác định đúng vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định pháp luật nhằm thiết lập hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường, kiến tạo cho phát triển.

Để hoạch định những chủ trương, chiến lược cho phát triển đất nước cho giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56- KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị.

Trước những vấn đề môi trường mới nảy sinh đặc biệt là các sự cố môi trường đã xảy ra, Bộ TN&MT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định đã lần đầu tiên xác định các nhóm, loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về môi trường đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn công tác BVMT.

Dấu mốc quan trọng là Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, sửa đổi và thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 với nhiều quy định mới, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 56-KT/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; cải cách thể chế môi trường của Việt Nam tiệm cận hài hòa với chính sách, pháp luật BVMT trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua, Chính phủ đã chỉ đạo cần đặt trọng tâm là xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật BVMT năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022). Thực hiện Kế hoạch được giao, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát, xây dựng, trình ban hành, ban hành các văn bản theo thẩm quyền; đến nay, đã có 03 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết 4 định của Thủ tướng Chính phủ, 07 Thông tư được ban hành. Các văn bản còn lại tiếp tục được xây dựng trong giai đoạn 2022 – 2025 theo lộ trình.

Các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai Luật BVMT 20204 . Đến nay đã có một số tỉnh/thành phố đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường5 ; 10 tỉnh/thành phố đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường6 ; 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành 21 văn bản quy định về quản lý CTR bao gồm các quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, giá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng7 . Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường 5 năm và hàng năm, các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.

9.5.png

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2020 với nhiều quy định mới

* Tập trung triển khai Luật Bảo vệ môi trường; hướng tới đề xuất sửa đổi Luật Đa dạng sinh học

Trong giai đoạn tới 2022-2025, ngành TN&MT tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật BVMT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 18 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, cụ thể: 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ141; 06 Thông tư của Bộ trưởng Bộ TN&MT và 01 Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, nghiên cứu, bổ sung việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp BVMT để có cơ sở trong việc triển khai thực hiện. Đồng thời sẽ nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

Đặc biệt trong giai đoạn 2022-2025, ngành TN&MT sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và trình ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với các quy định trong giai đoạn mới. Đó là: Phê duyệt Quy hoạch BVMT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030; Phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, BVMT; Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng; Đề án tăng cường năng lực quản lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam.

Giai đoạn tới còn tiến hành rà soát, hoàn thiện và triển khai các Kế hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 về: Hành động quốc gia quản lý chất lượng không khí; thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030…

 


Theo Bộ tài nguyên và Môi trường