Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đa dạng hình thức tuyên truyền về công tác phòng chống thiên tai

Tin tức - Sự kiện Khí tượng - Thủy văn  
Đa dạng hình thức tuyên truyền về công tác phòng chống thiên tai
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TƯ “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai”.
Theo đó, Hướng dẫn nêu rõ, những năm gần đây tình hình thiên tai ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống, sản xuất của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngoài các Bộ, ban ngành, địa phương, Bộ TN&MT được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng, vận hành và phát tin về cảnh báo thiên tai đảm bảo chính xác, kịp thời đến nhân dân; tổ chức truyền thông nâng co nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai; xây dựng tài liệu truyền thông về phòng, chống thiên tai phù hợp chức năng, nhiệm vụ để phổ biến, tuyên truyền.
Đặc biệt, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như thông tin, tuyên truyền trên báo chí; qua các ấn phẩm  tuyên truyền (tờ rơi, sổ tay, video, thơ ca, mô hình…); phương tiện tượng trưng (tranh cổ động, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích…); tăng cường thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình địa phương, tự động chèn sóng, gửi cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp qa dịch vụ viễn thông di động mặt đất, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương; tuyên truyền bằng xe lưu động thời điểm dự báo sắp xảy ra thiên tai của từng địa bàn dân cư; tuyên truyền bằng interrnet, mạng xã hội.
Hướng dẫn yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch phát sóng các chương trình; mở chuyên trang, chuyên mục, bài viết và xây dựng một số tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về phòng chống thiên tai. Nghiên cứu tuyên truyền phù hợp đối tượng khán giả, đặc biệt là nhón yếu thế, dễ bị tổn thương như dân tộc miền núi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật…
Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại, từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai; vận động nhân dân, nhất là ở những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nặng bề bởi thiên tai, chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Công tác tuyên truyền cần triển khai thường xuyên, kịp thời với nhiều hình thức, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng, từng vùng và từng đối tượng, nhiệm vụ.
Hướng dẫn xác định 3 nội dung trọng tập trung tuyên truyền gồm (1) Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai; (2); Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai; (3) Biểu dương, nhân rộng tập thể, cá nhân tiêu biểu; sáng kiến, mô hình hay, giải pháp hữu ích của địa phương, đơn vị. Đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai, biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với công tác phòng chống thiên tai; hành vi tung tin không chính xác, gây tâm lý hoang hoang trong cộng đồng.


Ảnh minh họa
Hướng dẫn nêu 7 nội dung để cụ thể hóa Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư. Cụ thể như:
Vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai; quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, đổi mới tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.
Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai.
Xu thế biến đổi khí hậu, diễn biến trước tình hình thiên tai trên thế giới và Việt Nam; những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu tới kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
Tầm quan trọng của việc lồng ghép công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ngàng, địa phương; việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát an toàn thiên tai trong tất cả các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai.
Tầm quan trọng và kết quả triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai; nêu bật bài học kinh nghiệm; chỉ rõ những khó khăn thách thức hiện nay.
Việc kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứ nạn các cấp và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở. Việc đầu tư, nâng mức cảnh báo của hệ thống công trình phòng, chống thiên tai như đề điều, hồ chứa, khu tàu thuyền tránh trú, công trình chỉnh trị sông, biển, hệ thống thông tin liên lạc, giám sát thiên tai; nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng công trình công cộng, dân sinh, kinh tế.
Công tác xã hội hóa, hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học và công nghệ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai. Giải pháp nâng cao độ tin cậy của dự báo, cảnh báo; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, phát triển hệ thống ưu tiên cảnh báo khẩn cấp về thiên tai lớn.


Theo Bộ tài nguyên và Môi trường