Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bộ TN&MT lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Nghiêm túc, công khai, dân chủ

Thông tin tuyên truyền phổ biến  
Bộ TN&MT lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Nghiêm túc, công khai, dân chủ
Phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra chiều 12/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 một cách hiệu quả, thiết thực tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai.

Triển khai sâu rộng, hiệu quả

Ngày 24/1/2013, Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Quyết định 83/QĐ -BTNMT). Kế hoạch này đã đề ra mục đích, yêu cầu, nội dung trách nhiệm và tiến độ triển khai cụ thể để từng đơn vị trực thuộc Bộ chủ động trong việc tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, tới thời điểm này, việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Bộ TN&MT triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát Nghị Quyết, Kết luận của TƯ, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê của Vụ Pháp chế, đến nay đã có 34 đơn vị hoàn thành triển khai việc lấy ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đối với Dự thảo gửi về Vụ theo đúng thời hạn quy định. Về cơ bản các chương của Dự thảo đều có các ý kiến đóng góp. Bên cạnh đó, Bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tập trung lấy ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp tới phạm vi, lĩnh vực hoạt động của ngành.
Theo ông Trần Văn Khương - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, qua tổng hợp ý kiến góp ý cho thấy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ TN&MT rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị này, tham gia góp ý sôi nổi, có chất lượng, cụ thể và chi tiết.

Nâng cao vai trò của ngành TN&MT

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chưa đề cập rõ, nâng tầm vai trò của ngành TN&MT. Do vậy, cần thiết phải thiết kế Điều riêng về lĩnh vực TN&MT
Các chuyên gia tư pháp nhận định, quá trình lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp, rất nhiều ý kiến quan tâm đề xuất về vấn đề sở hữu đất đai. Theo Dự thảo, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được thống nhất quản lý theo pháp luật và quy hoạch.
Theo các chuyên gia, không nên quy định đất đai là “tài nguyên quốc gia” mà cần quy định nó là tài sản quốc gia. Bởi tài nguyên là cái tiềm năng, nếu quy định nó là tài sản thì mới là nguồn lực để phát triển đất nước.
Tại điểm 3 Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, 18) - Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, một số đại biểu cho rằng, nên bỏ các dự án phát triển kinh tế - xã hội bởi nó sẽ tạo lợi ích cho một số người cơ hội
Đối với lĩnh vực địa chất - khoáng sản, các đại biểu cũng đề nghị bổ sung địa chất cũng là nguồn tài nguyên vì địa chất không chỉ là khoa học nghiên cứu mà còn là nguồn tài nguyên của đất nước. Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là một điển hình.



 
Các đại biểu tập trung vào những vấn đề nóng của ngành
 
Toàn cảnh hội nghị

 

 

Trung tâm CNTT